Vì sao cuộc sống càng hiện đại, chúng ta càng sống vội vàng?

Vì sao cuộc sống càng hiện đại, chúng ta càng sống vội vàng?
Rate this post

Trong guồng quay của Cuộc sống hiện đại, dường như ai ai cũng sống trong tâm thái rất vội vã. Chúng ta vội vã làm việc, vội vã ăn uống, vội vã nói chuyện…không có thời gian để chăm sóc bản thân và gia đình một cách chu đáo. Nguyên nhân gì khiến chúng ta lại phải tất bật với Cuộc sống như thế? Hãy cùng đọc tiếp Chia sẻ của Leo Babauta là tác giả của 6 quyển sách và là tác giả của “Zen Habits”, một blog với hơn 2 triệu người theo dõi.

“Càng ngày tôi càng nhận ra rằng mình lúc nào cũng ở trong trạng thái vội vàng khi làm các việc. Tôi chuyển từ việc này sang việc khác, ăn thật nhanh rồi vội vàng đọc sách, xem báo. Tôi luôn cảm thấy rất Mệt mỏi để hoàn thành một việc nào đó. Tôi cũng để ý thấy sự thiếu kiên nhẫn của mình trong suốt quá trình thiền định hàng ngày. Vấn đề thực sự nằm ở đâu? Sự giả dối được tạo ra này là gì đây khi nó xuất phát từ một người luôn nói về việc hãy sống chậm lại, hãy tận hưởng Cuộc sống, hãy sống với thực tại và hãy tập trung vào một công việc?

Có thể bạn chưa xem:

Khi viết ra những lời này, chúng không chỉ là những lời nhắc nhở cho bản thân tôi mà còn cho nhiều người khác nữa. Tôi thấy rằng những ý tưởng này thực sự hữu dụng, nhưng không có nghĩa là tôi có thể luôn ghi nhớ để áp dụng chúng vào thực hành. Và việc viết ra những ý này cũng không cho rằng tôi là một người hoàn hảo.

Hãy quay lại vấn đề: Tại sao chúng ta luôn vội vàng? Tôi đã từng tự xét bản thân về vấn đề này, và câu trả lời dường như là vì tâm ta có xu hướng rất tham lam. Không phải là tham lam theo nghĩa để có được nhiều của cải vật chất, mà là khi tư tưởng mình cảm thấy thích điều gì đó, nó luôn luôn muốn có được nhiều hơn, nhiều hơn nữa.

Dưới đây là một vài ví dụ về sự tham lam mà tôi nhận thấy trong tâm mình.

Đồ ăn: Khi ăn một thứ mà mình thích, như sô cô la (hay rượu, cafe, bánh ngọt chẳng hạn), trong tâm tôi luôn muốn có nhiều hơn nữa, mặc dù trong tay mình đã có được một số lượng rồi.

Hiệu suất: Khi đang làm một công việc nào đó, tôi lại muốn làm thêm 20 việc khác nữa, vì tôi muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Mong muốn làm mọi thứ trong cùng một lúc sẽ dẫn đến thiếu tập trung và hiệu quả thu được sẽ hoàn toàn ngược lại.

Tri thức: Trong khi học, tôi luôn muốn biết tất cả mọi thứ về chủ đề ấy. Tôi sẽ truy tìm mọi cuốn sách, mọi trang blog hay báo chí, mọi video và tôi muốn có thể tiếp thu tất cả những thứ đó. Dĩ nhiên, tôi không thể nào xem hết toàn bộ chúng được nhưng tôi vẫn muốn làm như vậy. Tôi sẽ mua 10 quyển sách và nhảy từ quyển này sang quyển khác mà thực sự mình chưa đọc xong toàn bộ một quyển nào.

Trải nghiệm: Khi đi du lịch tới một thành phố, tôi muốn tìm hiểu hết mọi thứ ở đó – nào là cảnh đẹp, nhà hàng, hiệu sách và viện bảo tàng. Tuy không thực hiện được như thế nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để thu xếp mọi thứ vào lịch trình ngắn ngủi của mình và sẽ giành thời gian tới vài tuần trước khi đi để tìm kiếm những thông tin ấy.

Tối đa hoá: Trong các công việc hàng ngày, tôi cố gắng ép bản thân thực hiện càng nhiều càng tốt – không chỉ là những gì liên quan đến công việc mà cả những việc với vợ con, chơi thể thao, thiền định, đọc sách, kiểm tra email, xem tất cả các chương trình TV hay, phim hay và xem qua tất cả những trang tin tức, blog. Và tôi muốn thực hiện được nhiều, nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

Tôi vội vã, cố gắng thu xếp để thực hiện tất cả các việc, cố gắng làm hết mọi việc có thể trong Cuộc sống. Điều này xuất phát từ một suy nghĩ – rằng tôi đang trân quý từng khoảnh khắc trong Cuộc sống và khoảng thời gian ngắn ngủi mình sống ở đời. Và cũng không có gì là xấu khi tôi muốn có nhiều thứ hơn nữa trong Cuộc sống, nhưng kết quả của việc luôn luôn mong muốn có được nhiều hơn, mong muốn đạt được nhiều hơn nữa ấy sẽ là gì? Sẽ không bao giờ là đủ cả, ta sẽ không bao giờ thấy thoã mãn và thôi những mong muốn, ham thích ấy.

Phóng túng cho sự tham lam ấy sẽ không làm cho bạn thỏa mãn được. Nó chỉ làm cho những mong muốn của bạn ngày càng lớn hơn. Sự phóng túng sẽ không mang lại lợi ích gì. Những gì thực sự hữu ích với chúng ta chính là hãy đối diện với những Ham muốn ấy, Ham muốn thực hiện tất cả mọi điều ấy và dần dần từ bỏ nó.

Vì vậy, đừng có vội vàng nữa, mà hãy trân quý khoảng thời gian giữa các công việc. Đừng cố gắng thúc đẩy. Thay vào đó, hãy học cách buông bỏ: Hãy buông bỏ những ý định Ham muốn, buông bỏ những gì bạn đang bám víu (như muốn có được tất cả, muốn làm hết tất cả) và hãy bỏ đi sự thúc giục dẫn đến sự vội vã trong tâm. Và rồi sau khi đã xác định được những thói quen xấu, bạn có thể thay thế nó bằng một thái độ tích cực: đó là sự bao dung.

Học cách bao dung

Mỗi khi có xu hướng tham lam, hãy dùng lòng bao dung để đối xử. Sự bao dung có thể giải quyết được gì với cái tâm vội vã? Một số người trong chúng ta có thể cho rằng lòng bao dung, rộng lượng có nghĩa là bố thí tiền, bố thí tài sản khi những người khác cần đến, nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của sự bao dung.

Lòng bao dung được thể hiện khi chúng ta từ bỏ đi những cách nhìn cố hữu của bản thân và bắt đầu nhìn vấn đề từ Quan điểm của người khác. Đơn giản như là để ý tới người khác và cố gắng xem họ đang cần gì – thay vì chỉ tập trung vào những gì chúng ta muốn đạt được. Cố gắng tập trung vào thực tại, với một trái tim rộng mở và cố gắng hiểu, Lắng nghe người khác – đây chính là sự rộng lượng

Khi làm việc một mình, sự bao dung có thể thể hiện là sự tập trung của bạn vào mỗi thời khắc bạn giành cho công việc, giành toàn bộ sự tập trung của mình vào đó, xem xét kĩ vấn đề và mở rộng trái tim của bạn. Và nó đã giúp tôi làm dịu bớt đi lòng tham lam và những mong muốn thoả mãn của bản thân mình.

Tôi luôn cố gắng tạo cho mình tinh thần bao dung này mỗi khi phát hiện được sự tham lam, đang nổi lên trong tâm. Vì vậy, tôi tập trung vào từng thời khắc, vào mọi người và các hoạt động, và hoà ái đối đãi việc ấy với sự tập trung toàn bộ của tôi”.

Lời Chia sẻ của Leo Babauta đã giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề Con người sống quá vội vàng hiện nay. Thực vậy, mọi thứ xung quanh Cuộc sống của chúng ta vẫn luôn không ngừng biến động, nếu bạn dùng một tâm thái vội vàng, hấp tấp để giải quyết vấn đề thì sẽ khiến Cuộc sống của mình thêm áp lực và lo âu. Việc sống quá vội vàng cũng do tâm bạn bất ổn định. Mọi chuyện cũng do cái tâm này mà sinh thành. Cổ nhân có câu “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” quả hết sức đúng đắn. Dòng đời trôi rất nhanh chóng và đầy bất trắc, nếu chúng ta không giữ cho mình một nội tâm thanh tịnh và kiên định thì sẽ rất dễ bị cuốn theo dòng chảy của thùng thuốc nhuộm nơi xã hội người thường. Học cách nhìn tìm ra nguyên nhân thực sự của áp lực và lo âu trong Cuộc sống cùng một tấm lòng bao dung sẽ giúp bạn sống chậm lại và yêu cuộc đời này hơn.

Sưu Tầm: DanhNgonMoiNgay.com

Xem thêm các tác giả khác:

Có thể bạn quan tâm

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x