Cách dạy con của người Do Thái đã khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải tâm phục khẩu phục

Cách dạy con của người Do Thái đã khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải tâm phục khẩu phục
Rate this post

Hồi còn bé, mỗi khi khó chịu với bố mẹ, tôi thường hay cãi lại và tôi thường được nghe rằng: “Con có thái độ gì thế hả, bố mẹ cũng là vì quan tâm con thôi”. Tuy nhiên, bố mẹ lại phải nghe những câu nói càng khó nghe hơn:“Ai cần mẹ quan tâm con chứ?”. Lúc này, khi đã trưởng thành, tôi cũng thường nhìn thấy những bản sao của mình, rất nhiều các em nhỏ 5, 6 tuổi đã khó chịu đối với sự quan tâm của Cha mẹ. Nguyên nhân là vì sao? Những cách dạy con của người Do Thái dưới đây sẽ gợi mở cho bạn câu trả lời.

Trong mối quan hệ Giao tiếp của Con người, chúng ta thường đề cập đến khái niệm “thấu hiểu” và “tôn trọng”. Tôn trọng bao gồm sự tín nhiệm, cảm giác an toàn, thấu hiểu và tự chủ. Nếu trong mọi mối quan hệ thiếu đi sự tôn trọng thì sẽ không thể thấu hiểu, lại càng không thể giao lưu tình cảm.

Có thể bạn chưa xem:

Có một câu chuyện giữa cha và con trai trong một gia đình Do Thái trung lưu như thế này:

Một người con trai trưởng thành kể lại, khi 4 tuổi, cậu và chị gái đang chơi trốn tìm ở phòng khách. Khi đang chơi vui vẻ thì người cha đến bế John ngồi lên ghế sô pha, sau đó giơ hai tay đón và bảo cậu bé nhảy xuống. Johh không Do dự nhảy xuống, lúc cậu định ôm lấy cha thì thật bất ngờ, cha liền rút tay lại, khiến cậu bé ngã xuống sàn nhà. Kết quả cậu bé gào khóc sướt mướt. John hướng ánh mắt về phía mẹ và mong chờ sự giúp đỡ, nhưng mẹ cậu bé vẫn ngồi đó, không hề đến đỡ cậu dậy, mà chỉ mỉm cười nói rằng: Cha con tệ quá”. Trong khi đó, cha đứng bên cạnh nhìn John vừa bị lừa bằng ánh mắt giỡn cợt.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng Cha mẹ sao lại đối xử với con trẻ như thế, nhưng thực ra đây là một trong những cách dạy con của những gia đình người Do Thái. Mục đích làm như vậy là để cho trẻ biết được một điều rằng xã hội phức tạp, không được dễ dàng tin tưởng người khác, chỉ có thể dựa vào bản thân mình.

Những đứa trẻ trong các gia đình Do Thái đều phải trả lời câu hỏi sau: “Nếu một ngày nhà bị cháy, con sẽ mang thứ gì để bỏ chạy?” Nếu câu trả lời là tiền bạc, thì người mẹ sẽ hỏi tiếp: “Có một thứ quý giá không hình dáng, không màu, không vị, con có biết đó là thứ gì không?” Nếu con không thể trả lời được thì người mẹ sẽ nói với chúng rằng: “ Con à, thứ mà con cần mang theo không phải là tiền, mà là trí tuệ. Bởi vì trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được, chỉ cần con còn sống, trí tuệ sẽ mãi mãi đi cùng với con”.

Một cách dạy khác cũng khiến chúng ta tâm phục khẩu phục: có một ông bố người Do Thái đã tiết kiệm tiền từ rất lâu, cuối cùng cũng mua được một chiếc xe mà anh đã mơ ước. Anh vô cùng yêu quý chiếc xe đó, ngày ngày lau chùi cọ rửa. Cậu con trai 5 tuổi của anh thấy bố yêu quý chiếc xe như vậy, nên thường xuyên giúp cha lau chùi xe.

Một ngày nọ, sau khi lái xe về đến nhà, người cha mệt đến chẳng muốn làm gì nữa. Vậy là ông đã phá vỡ quy định một lần, đổi sang hôm khác mới cọ xe, cho dù chiếc xe yêu quý của mình phải đi trong trời mưa đã vô cùng bẩn.

Lúc ấy, cậu con trai 5 tuổi thấy cha mệt, bèn bảo để mình giúp cha cọ xe, thấy con trai còn nhỏ tuổi như vậy mà đã biết thương cha như thế trong lòng anh cảm thấy như được an ủi và đồng ý để con đi cọ xe.

Cậu con trai bắt đầu cọ xe, nhưng lại không tìm thấy khăn để cọ xe. Vậy là cậu vào nhà bếp, nghĩ đến lúc mẹ nấu ăn cọ rửa nồi đều lấy bàn trải sắt để đánh mới sạch, thế là cậu nảy ra ý tưởng không có khăn thì dùng bàn chải sắt cọ vậy. Cậu cầm bàn chải sắt lên dùng lực để kì cọ, cọ hết bên này đến bên khác, cọ xe giống như đang cọ nồi vậy.

Sau khi rửa xong, cậu thốt lên một tiếng “ Ôi trời”, rồi nghẹn ngào khóc to, sao xe lại xước hết thế này? Lần này cậu đã gây ra họa lớn mất rồi, bèn vội vàng chạy vào tìm cha, vừa khóc vừa nói: “ Cha ơi con xin lỗi, cha lại đây xem đi!” Người cha lo lắng cùng con đi đến cạnh chiếc xe và cũng hét lên một tiếng “Ôi Chúa tôi, xe của tôi, xe của tôi”.

Người cha tức giận đi vào trong nhà, hổn hển quỳ dưới nền nhà cầu nguyện: “ Thưa Thượng đế, xin người cho con biết, con phải làm gì đây? Đó là chiếc xe con mới mua, còn chưa đầy một tháng đã biến thành vậy rồi, con phải xử phạt con trai con thế nào đây?”.

Khi anh mới cầu nguyện xong, bỗng nghe thấy một âm thanh bên tai: “Người trên đời đều chỉ nhìn vẻ bề ngoài, còn ta chỉ nhìn nội tâm bên trong”. Đột nhiên người cha đã hiểu ra một điều gì đó, anh lập tức đi ra khỏi phòng và tiến đến nơi cậu con trai đang sợ hãi nước mắt ngắn nước mắt dài, không dám động đậy.

Người cha đi đến ôm con trai vào lòng và nói: “Cảm ơn con đã giúp cha cọ xe, tình yêu của cha dành cho con lớn hơn nhiều so với chiếc xe đó”.

Kì thực, trong Cuộc sống đời thường, khi người nhà hoặc bạn bè vô ý làm sai điều gì đó, chúng ta không nên chỉ nhìn bề ngoài của sự việc mà quên mất suy nghĩ thực sự trong lòng họ. Học được cách dùng trái tim yêu thương để bao dung mọi thứ sẽ giúp bạn cảm thấy bản thân luôn được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời ấm áp.

Câu chuyện trên có tác dụng cảnh báo và gợi mở cho nhiều gia đình hiện nay về sự tín nhiệm, thấu hiểu và bao dung con cái. Cha mẹ hiện nay thực sự rất ít quan tâm về vấn đề này. Mỗi khi con cái khó chịu với chúng ta chưa chắc chúng đã sai bởi vì góc độ nhìn nhận vấn đề của người lớn và trẻ con hoàn toàn khác nhau. Tin tưởng và hoàn toàn thấu hiểu con cái không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được.

Trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta đều mang lại mọi tiện nghi tốt nhất cho các con, để chúng vui chơi, Học tập. Dường như càng bỏ ra nhiều giá trị vật chất thì chúng ta cũng mong muốn “kiếm lời” được nhiều hơn từ những khoản đầu tư này. Chúng ta vui vẻ khi con học giỏi, đạt thành tích tốt, đứng đầu lớp…Chúng ta gục đầu ủ dột và xấu hổ với người thân khi con học hành dở tệ. Mỗi khi như thế, bạn thường la mắng và khó chịu với con, dẫn đến mối quan hệ hai bên đều rất căng thẳng. Vậy là ai đã sai? Con học yếu hay do bạn yêu cầu con quá nhiều? Bạn thực sự thương con cái hay là kết quả mà con cái cố gắng để làm được? Nếu chỉ yêu kết quả mà con cái làm được thì rõ ràng đó không phải là tình yêu. Bạn đang thương bản thân con hay thương con theo suy nghĩ của mình? Nếu cầu trả lời là yêu con theo suy nghĩ của mình thì đó cũng không phải là tình yêu mà là sự mong muốn con phải làm theo ý muốn của mình.

Trong quá trình tiếp xúc với con cái, điều chúng ta quan tâm là cảm nhận của mình, quan tâm con có sửa sai hay không, quan tâm có xuất sắc không mà quên mất việc quan tâm đến chính bản thân của con, những điều này đều làm tổn thương con cái dưới danh nghĩa tình yêu thương, nhưng chúng ta lại không hề nhận ra rằng đó không phải là tình yêu thương thực sự.

Hãy ghi nhớ rằng yêu thương, tin tưởng và bao dung con mới là điều quan trọng nhất trong cuộc đời làm Cha mẹ.

Sưu Tầm: DanhNgonMoiNgay.com

Xem thêm các tác giả khác:

Có thể bạn quan tâm

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x